Môn lịch sử không phải là việc tự chọn hay không học
TNV - Sau cuộc hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước xuất phát từ Bến Nhà Rồng, mùa xuân Năm 1941 đồng chí Nguyễn Ái (Chủ tịch Hồ Chí Minh) về nước để trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng, trong những thời khắc lịch sử chiến tranh Thế giới thứ hai đang nổ ra, tình hình Đông Dương, âm mưu của thực dân Pháp và phát-xít Nhật ở Đông Dương, tình hình cách mạng Việt Nam từ khi thành lập Đảng…, đang là những vấn đề hết sức khó khăn cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
Trong thời khắc lịch sử lúc bấy giờ, dù đã sống ở nước ngoài mấy chục năm, đồng chí Nguyễn Ái Quốc vẫn dành thời gian để viết Tác phẩm “Lịch sử nước ta” để lại tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc qua các triều đại, ca ngợi những anh hùng dân tộc - những tấm gương chiến đấu chống ngoại xâm từ Phù Đổng đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Ngô Quyền..., được mở đầu bằng những câu:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà”.
Lời thơ giản dị, dễ thuộc, Tác phẩm không chỉ ôn lại lịch sử của dân tộc sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, gần 100 năm bị thực dân Pháp xâm lược, đế quốc thực dân tìm mọi cách thực hiện chính sách ngu dân mà còn là lời kêu gọi đồng bào, bất kỳ già trẻ hay trai gái cùng chung sức, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, đấu tranh giành độc lập dân tộc,
"Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!"
Ngày 23/4/2022, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã có thông cáo báo chí gởi các cơ quan báo chí về môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó quan điểm của Bộ GD-ĐT: 'Sắp xếp môn lịch sử trong chương trình giáo dục phù hợp xu hướng quốc tế', tôi không hiểu xu hướng quốc tế là như thế nào? Bởi trong điều kiện thế giới ngày nay, để bắt kịp và cạnh tranh với các quốc gia khác chính là ngoại ngữ và các thành tựu khoa học kỹ thuật, còn văn hóa và lịch sử dân tộc mỗi quốc gia phải giữ lấy hồn, cốt riêng của mình. Không thể nói để phù hợp xu hướng quốc tế rồi bê nguyên xi như họ, thử hỏi khi văn hóa của một đất nước không còn, lịch sử của một đất nước bị lãng quên, xem nhẹ thì sự phát triển đất nước đó nếu như đạt được sẽ vì mục tiêu gì? Một quốc gia để đánh mất văn hóa, đánh mất lịch sử thì chẳng bao giờ phát triển.
Nghị quyết 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cũng khẳng định rằng mỗi môn học có chức năng, nhiệm vụ, vai trò và vị trí khác nhau, cùng góp phần giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện có đủ tài, đức, công dân có ích cho xã hội, lý do gì Bộ GD-ĐT lại đề xuất môn Lịch sử trở thành môn tự chọn từ lớp 10 trở lên, trách nhiệm của Bộ GD-ĐT phải nhận thấy tầm quan trọng của môn Lịch sử, Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã nói đại ý: “Một con người mà không biết sử thì giống như con trâu, chỉ biết cày mà không biết cày trên ruộng của ai cả”, bởi không ai chọn được nguồn gốc mình sinh ra. Nghĩa là mỗi người sinh ra đều có sẵn một lịch sử của đất nước mình, dân tộc mình và của tổ tiên gia đình dòng họ. Chúng ta không phải con trâu cày ruộng, chúng ta không lựa chọn được lịch sử, nhưng chúng ta có thể tránh được vết xe đổ của lịch sử. Chúng ta học lịch sử để kiến tạo tương lai.
Bộ GD-ĐT cho rằng “ở cấp tiểu học, THCS, tất cả học sinh đều được học lịch sử”, đây chỉ là sự ngụy biên không hơn, không kém và không đúng với tinh thần Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị.Nghị quyết 29 nói rõ: “đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, phải định hướng xã hội chủ nghĩa trước khi hội nhập quốc tế, không thể lấy lý do “Sắp xếp môn lịch sử trong chương trình giáo dục phù hợp xu hướng quốc tế”để phủ nhận việc định hướng xã hội chủ nghĩa là ưu tiên hàng đầu.
Môn lịch sử không phải là việc tự chọn học hay không học, Lịch sử phải được sánh ngang với môn Văn, Toán và tiếng Anh, không thể để lịch sử của một đất nước, một dân tộc như một món ăn tự chọn, nói như GS-TS Vũ Minh Giang: "Lịch sử phải là môn học đi đầu trong đổi mới".
Nguyễn Ngọc
Tin liên quan
-
Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ 5 Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia
Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước
Hội Nhà báo Việt Nam "Thắp sáng ngọn lửa tri ân" tổ chức Lễ cầu siêu, tri ân 512 liệt sĩ nhà báo
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng
Nên đọc
-
Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng
-
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2024
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Viettel về công nghiệp quốc phòng công nghệ cao
-
Á hậu Phương Anh: “Tôi muốn trở thành giảng viên và theo đuổi con đường nghiên cứu sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ”
-
Tổng thu ngân sách quý 1/2024 đạt gần 540.000 tỷ đồng